Biluxury – Công thức khởi nghiệp qua bí quyết thành công của các đại gia

Tự xây dựng cho mình một công thức làm giàu qua bí quyết thành công của các đại gia, nhưng ông chủ thương hiệu Biluxury cũng từng “trầy trật” với chính công thức đó.

Biluxury

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng thời trang trẻ trung, lịch lãm dành cho phái mạnh tại Việt Nam trở nên thịnh hành, với sự ra đời của hàng loạt thương hiệu.

Với quy mô 100 cửa hàng chính thức, nhượng quyền trên cả nước, Biluxury đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang nam “Made in Vietnam” nổi bật trong “cơn lốc” thời trang. Điều này có được là nhờ phong cách thiết kế mới mẻ, những chiến dịch marketing rầm rộ và đặc biệt là các fashion show hoành tráng, quy tụ giới yêu thời trang và các “sao” trong làng giải trí.

“Choáng” hơn, quá trình tăng tốc đó được anh Lê Xuân Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thời trang Bimart, chủ thương hiệu Biluxury, thực hiện chỉ trong 5 năm.

Đam mê làm giàu từ rất sớm, ngay từ khi vào đại học, Lê Xuân Tùng đã quyết định xây dựng “công thức làm giàu” của mình bằng cách lao vào đọc và học hàng trăm cuốn sách về kinh doanh và các doanh nhân thành đạt.

Điều làm anh chú ý là, rất nhiều “ông lớn” tại châu Á đi lên từ ngành dệt may, nhưng cuộc sống sinh viên cuốn anh vào đủ nghề, để kiếm tiền học, nhưng cũng để tích luỹ vốn sống. Từ trà đá, cafe cho đến quán phở, không dự án nào của anh trụ được quá… 1 năm. Liên tục thất bại, nhưng chàng trai trẻ không nản chí, bởi “thất bại” đã có trong công thức của anh.

Tốt nghiệp đại học, Lê Xuân Tùng quyết định khởi nghiệp và đương nhiên, anh chọn ngành may mặc – lĩnh vực mà những thần tượng thời đèn sách của anh đã rất thành công. Chọn cho mình phân khúc khách hàng là giới sinh viên, anh Tùng quyết định bán xe và vay thêm được tổng cộng 26 triệu đồng để mua hàng.

Mua tận gốc, bán tận ngọn qua kênh online, nên chỉ sau 6 tháng, anh đã trả hết nợ. Một thời gian sau, khi đã tích lũy được một khoản vốn kha khá, anh chuyển sang bước thứ hai của “công thức” là đầu tư sản xuất và xây dựng thương hiệu.

Năm 2011, Lê Xuân Tùng lập công ty, bắt tay vào nghiên cứu kỹ thuật, tìm địa điểm, tìm mua máy móc, tuyển dụng nhân sự. Tháng 1/2012, anh chính thức có xưởng may của mình. Thương hiệu Bi Online ra đời từ đây.

Nhưng háo hức bao nhiêu thì cũng thất vọng bấy nhiêu. Những lô sản phẩm lần lượt bị ném vào thùng rác vì chất lượng không đạt. Chỉ trong hơn một năm, tất cả chi phí nhân công, nguyên liệu, tiền thuê nhà xưởng bị ném qua cửa sổ”, Lê Xuân Tùng hồi tưởng.

Xem xét lại vấn đề, anh nhận ra trong công thức của mình bị khuyết khâu nhân sự. Anh quyết định tuyển dụng, chọn lọc, đào tạo đội ngũ nhân sự đảm bảo yêu cầu. Cuối năm 2013, Lê Xuân Tùng đã có trong tay một đội ngũ nhân sự giỏi. Sản phẩm của Bi Online bắt đầu được đánh giá cao và được thị trường đón nhận.

Là doanh nhân trẻ, Lê Xuân Tùng táo bạo áp dụng chính sách “đồng chủ”, cho phép người lao động được tham gia đầu tư theo từng lô hàng và cùng hưởng lợi nhuận. “Khi đó, cả Công ty bừng lên khí thế”, anh hào hứng kể.

Tiếp theo, Lê Xuân Tùng tập trung đầu tư 30 điểm bán hàng.

Anh tin là hoạch định theo đúng công thức và chờ đợi chiến thắng. Nhưng năm 2014, toàn bộ 30 điểm bán của Bi Online rơi vào thua lỗ, dần đóng cửa.

Tôi hoang mang tột cùng. Công thức làm giàu của tôi đã sai ở đâu đó, hay tôi không có tố chất kinh doanh. Tôi đã tự hỏi mình như vậy”, anh kể.

Lê Xuân Tùng đã làm thế nào để thoát ra khỏi cơn khủng hoảng ấy và cho ra đời Biluxury để đạt được những thành công như ngày hôm nay?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here