Gọi vốn – Thời điểm gọi vốn cho dự án khởi nghiệp

Nên gọi vốn vào giai đoạn nào của dự án khởi nghiệp và gọi vốn ở đâu thì không phải founder nào cũng chuẩn bị kỹ càng. Chắc chắn một điều ra nằng mọi công ty khởi nghiệp đều cần tiền để tăng trưởng.

Có đến 90% startup thất bại chỉ trong 1 năm đầu tiên, trong khi chi phí để xây dựng startup đạt đến điểm hòa vốn thường vượt quá khả năng tài chính của founder và bạn bè, gia đình họ. Định nghĩa về “startup” thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng lũy tiến, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này thường tiêu tốn một lượng vốn khủng khiếp để tiếp tục tăng trưởng thay vì đạt lợi nhuận. Tất nhiên, cũng có một số startup đã bootstrap (dùng vốn tự có) thành công  như Airbnb hay MailChimp, nhưng chỉ có một số rất ít làm được việc này.

Thêm vào đó, tiền không chỉ giúp cho startup tiếp tục đứng vững và phát triển mà còn là nguồn vốn dự phòng để tạo lợi thế cạnh tranh trong mọi lĩnh vực: tuyển dụng nhân viên chủ chốt, quan hệ công chúng, tiếp thị và bán hàng,… Vì vậy, hầu như Startup nào cũng muốn gọi vốn.

Vậy khi nào nên gọi vốn cho startup ?

Gọi vốn vào thời điểm nào: khi mới có ý tưởng và đạt product/market fit (seed-fund) hay khi doanh nghiệp đã thành hình và trên đà tăng trưởng (serie A, serie B, C…) điều đó phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và đặc thù từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ sẵn sàng chi tiền khi họ thật sự bị thuyết phục, vì thế, các founder chỉ nên gọi vốn khi bạn có thể kể câu chuyện của riêng mình.

Bạn có một ý tưởng hay, nhưng đó mới chỉ là bánh vẽ. Bạn cần phải biến nó trở thành khả thi, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiềm năng. Nhà đầu tư sẽ muốn biết liệu sản phẩm có phù hợp với thị trường, và có khả năng tăng trưởng thật sự hay không. Vì vậy, nếu bạn muốn gọi vốn từ vòng đầu tư thiên thần, các Founder cần phải tìm ra được tiềm năng thị trường và khách hàng mục tiêu của mình.

Hay trong vòng đầu tư mạo hiểm (serie A, B, C,…), bạn cần đưa ra được kế hoạch kinh doanh khả thi và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, KPI cho các giai đoạn tiếp theo của dự án/doanh nghiệp. Bởi cuối cùng, mục đích của các nhà đầu tư vẫn là lợi nhuận nên họ cần biết khoản đầu tư của họ có xứng đáng hay không? Hãy chắc rằng doanh nghiệp của bạn thực sự cần có số tiền đó để phát triển và bạn có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để tiêu số tiền đó hợp lý vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Gọi vốn ở đâu?

gọi vốn
gọi vốn

Cần làm gì để gọi vốn thành công và khi nào nên gọi vốn cho dự án khởi nghiệp ?

Thông thường, khi bạn muốn startup để biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực thì việc đầu tiên bạn thường nghĩ là huy động số tiền của cá nhân rồi đến bạn bè, gia đình hay những người thân thiết, chia sẻ và hiểu được ý tưởng của bạn. Những người này có thể trở thành đồng sáng lập và bạn sẽ quyết định chia cổ phần cho họ theo thỏa thuận giữa hai người. Và có được bao nhiêu người đầu tư và bao nhiêu tiền ở giai đoạn này phụ thuộc vào địa vị xã hội và ý tưởng kinh doanh của bạn.

Giai đoạn tiếp theo là vòng đầu tư hạt giống: để tiếp tục phát triển dự án, bạn có thể cần thêm tiền đầu tư. Lúc này bạn có thể lựa chọn tìm kiếm nguồn đầu tư từ hai nguồn chính:

Các nhà đầu tư thiên thần cũng là những nhà đầu tư chịu rủi ro cao khi đầu tư cho các hạt giống. Mức đầu tư bình quân ở Vòng đầu tư hạt giống là khoảng $600,000 (theo số liệu HALO report). Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều Quỹ đầu tư cho giai đoạn này đang tìm kiếm các startup tiềm năng như: Next100, BestB, Spiral Ventures, Cocoon Capital, Hatch Venture, Lotus Impact, ESP Capital…

Các vườn ươm doanh nghiệp, hay một vài doanh nghiệp hỗ trợ startup là nơi bạn sẽ được cung cấp tài chính, không gian làm việc và cả cố vấn. Tuy nhiên nguồn tài chính thì khá hạn hẹp, khoảng $25,000, chỉ chiếm khoảng 5 đến 10%. Tại Việt Nam hiện có 10 vườn ươm khởi nghiệp và ở TP HCM thì có các vườn ươm doanh nghiệp như: Vietnam Silicon Valley – VSSA, AHBI, WISE, UEH, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại các Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm,…hay các doanh nghiệp như Topica,

Sau khi dự án hoàn thiện, bạn cho sản phẩm ra thị trường và cần thêm vốn để tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo, bạn cần tiếp cận với các quỹ đầu tư mạo hiểm để gọi vốn. Có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Theo số liệu mới đây nhất của Hội nghị Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam 2019 (Vietnam Venture Summit 2019) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức thì có 100 quỹ đầu tư ngoại đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tìm được nhà đầu tư cho dự án của mình nếu bạn chuẩn bị kỹ những hành trang cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư.

Và cuối cùng nếu mọi việc đi đúng hướng, mang lại lợi nhuận, sau nhiều vòng đầu tư, bạn quyết định công khai doanh nghiệp (go public), niêm yết công ty lên sàn, hay gọi là IPO. Về bản chất, IPO chỉ là một cách khác của việc kêu gọi đầu tư, nhưng lần này bạn có thể nhận tiền từ hàng triệu người. Thông qua việc IPO, công ty có thể bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, và ai cũng có thể mua cổ phần của công ty bạn. Do đó, bạn có thể nhận được tiền đầu tư dễ dàng hơn thông qua việc bán bớt cổ phần.

Gọi vốn là một quá trình không dễ dàng nhưng startup nào cũng phải trải qua. Vậy nên hãy chuẩn bị cho mình một bản thuyết trình thật tốt thể hiện ý tưởng kinh doanh, điểm độc đáo của dự án, sự hiểu biết về mô hình kinh doanh, các thông tin tài chính cụ thể (chi phí thực tế, vốn điều lệ, điểm hòa vốn, doanh thu, số vốn cần gọi) và dự báo khả năng sinh lợi nhuận của dự án.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here