Asanzo – xuất xứ hàng “Made in Việt Nam” là đúng quy trình

Về phản ánh Asanzo lừa dối người tiêu dùng Việt Nam khi nhập sản phẩm Trung Quốc về để “đội lốt” hàng Việt Nam và việc công ty Sa Huỳnh của CEO Phạm Văn Tam, phía VCCI cũng đề nghị Asanzo nên chủ động tập hợp các vấn đề phản ánh không đúng, có văn bản giải trình cụ thể.

Theo một văn bản vừa được công bố, tổ công tác của VCCI cho rằng việc Asanzo ghi trên nhãn hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam trên các sản phẩm điện tử của công ty nay là đúng quy định của pháp luật.

asanzo

Một văn bản kết luận buổi làm việc giữa tổ công tác của VCCI và Công ty Asanzo vừa được công bố. Buổi làm việc diễn ra giữa ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo và Tổ công tác VCCI vào ngày 25/7 và văn bản này được công bố vào hôm nay, 30/8.

Tổ công tác Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) do bà Vũ Kim Hạnh làm Tổ trưởng đã kết luận việc ghi nhãn xuất xứ Việt Nam của hàng hoá lắp ráp của Asanzo là đúng theo quy định hiện nay.

Cụ thể, văn bản này cho biết: “Đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa). Theo pháp luật về xuất xứ hàng hoá quy định tại Điều 3, Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 có giải thích về sản xuất hàng hoá là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm: Trồng trọt, khai thác, chiết xuất, thu lượm, chế biến,…gia công hay lắp ráp.

asanzo

Như vậy, nếu Việt Nam là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng điện tử thành phẩm thì sẽ là nước sản xuất ra hàng hoá này.

Theo khoản 2, Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CPCP, doanh nghiệp được chọn ghi cụm từ “xuất xứ”. Trường hợp này doanh nghiệp buộc phải ghi tên kèm nước sản xuất ra hàng hoá đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hoá mới đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc ghi nhãn cho hàng hoá này chỉ thể hiện rằng hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó, về phản ánh Asanzo lừa dối người tiêu dùng Việt Nam khi nhập sản phẩm Trung Quốc về để “đội lốt” hàng Việt Nam và việc công ty Sa Huỳnh của CEO Phạm Văn Tam, phía VCCI cũng đề nghị Asanzo nên chủ động tập hợp các vấn đề phản ánh không đúng, có văn bản giải trình cụ thể, ý kiến đề xuất đính kèm bằng chứng cơ sở chứng minh để gửi đến các cơ quan chức năng để nhanh chóng làm rõ, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và xử lý vi phạm “nếu có”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here