Chuỗi cung ứng toàn cầu biến động rõ rệt theo từng ngành

Xu thế toàn cầu hoá giờ đây đang dần trở thành khu vực hoá. Một trong những nguyên nhân lớn có thể kể đến là thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, khiến rất nhiều công đã hoặc đang cân nhắc việc di dời cơ sở sản xuất khỏi đây. Chuỗi cung ứng toàn cầu giờ đây không còn tập trung ở riêng đại lục, mà được phân tách ra nhiều địa điểm khác nhau, tuỳ theo mỗi ngành công nghiệp.

chuỗi cung ứng toàn cầu

Phân tích của MGI cho thấy, chuỗi giá trị toàn cầu (GVCS) trong 16/17 ngành công nghiệp mà họ nghiên cứu đang dần thu hẹp kể từ khủng hoảng tài chính. Hoạt động thương mại sau đó tiếp tục đạt mức tăng trưởng tuyệt đối từ năm 2007 đến 2017, nhưng ở giai đoạn đó các hoạt động xuất khẩu trong các chuỗi giá trị tương tự đã giảm từ 28,1% xuống còn 22,5% tổng sản lượng. Tình trạng sụt giảm mạnh nhất trong tính tập trung thương mại đã được nhận thấy trong các chuỗi GVCS phức tạp và được giao thương nhiều nhất, ví dụ như quần áo, ô tô và thiết bị điện tử. Như Susan Lund đến từ MGI giải thích: “Sản xuất đang dần ‘nảy sinh’ nhiều hơn tại những khu vực gần với các thị trường tiêu thụ lớn.”

Vai trò của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất của thế giới đang bắt đầu mờ nhạt dần, nhưng ngạc nhiên là đây vẫn chưa phải “hồi chuông tử thần” cho ngành sản xuất ở đại lục. Nhờ lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng hiện đại, Trung Quốc vẫn là một địa điểm xuất sắc để tạo ra mọi thứ, do đó Trung Quốc vẫn nắm giữ thế mạnh trong nhiều lĩnh vực (xem biểu đồ). Ngoài ra, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đã khiến các công ty chuyển hướng sản xuất để phục vụ thị trường địa phương. Vì vậy, các công ty đa quốc gia rõ ràng đang xem xét lại mô hình tìm nguồn cung ứng trước đây cho thị trường phương Tây, nhưng con đường phía trước lại khá mờ mịt. Và các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau.

chuỗi cung ứng toàn cầu

Những bộ phận lớn của ngành kinh doanh quần áo và giày dép liên quan đến những nhiệm vụ đòi hỏi tay nghề lao động cao như khâu vá, vì vậy các ông chủ nhạy cảm về giá cả luôn luôn tìm kiếm những thị trường giá rẻ. Nhiều công ty từ lâu đã rời đại lục – nơi mà tiền lương đã tăng vọt, để tìm đến Đông Nam Á và Bangladesh. Giày tập của Adidas và Nike được sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn ở Trung Quốc.

Dữ liệu chuỗi cung ứng của các công ty thường không rõ ràng và số liệu thống kê thương mại chính thức thường mỗi năm đều được báo cáo muộn. Tuy nhiên, cuộc khảo sát với nhiều công ty trong 3 ngành công nghiệp đã cho thấy sự khác biệt trong mô hình phân tách. Lĩnh vực quần áo là tự do toàn cầu, công nghiệp ô tô đang kết nối thành nhóm quanh các trung tâm của khu vực và kinh doanh điện tử vẫn bắt nguồn từ Trung Quốc.

Theo Suresh Dalai, một chuyên gia về chuỗi cung ứng có trụ sở tại châu Á, các ông chủ ngành may mặc đang ngày càng quan tâm đến tốc độ hơn là chi phí. Ông nói: “Về tốc độ, Trung Quốc vẫn có lợi thế”, ví dụ như các nhà bán lẻ trực tuyến nổi tiếng thế giới, những nhà cải cách “thương mại xã hội” và các nhà sản xuất thích ứng nhanh. Ông cho rằng người tiêu dùng địa phương có nhu cầu đã thúc đẩy các nhà máy may mặc Trung Quốc giữ được tinh thần dám nghĩ dám làm và sự linh hoạt. Ngược lại, các ông chủ nhà máy vẫn phàn nàn về độ tin cậy và năng suất thấp.

Giờ đây, các nhà sản xuất ở Ethiopia đã thu hút đầu tư từ Calvin Klein và H&M. Với chi phí lao động chỉ là 26 USD/tháng, đây dường như là một điểm đến yêu thích dành cho những công ty sản xuất đồ may mặc giá rẻ. Nhưng một báo cáo phát hành hồi tháng 5 từ Trung tâm Kinh doanh và Nhân quyền của Đại học NYU đã lập luận rằng mức lương này quá thấp để đáp ứng nhu cầu cơ bản của các công nhân. Điều này đàn gây nên tình trạng bất ổn: năng suất thấp và cường độ làm việc cao. Paul Walsh đến từ Newtimes Group – một công ty trong lĩnh vực chuỗi cung ứng đồ may mặc, nhận xét: “Không còn quốc gia nào hợp lý để chúng tôi lựa chọn nữa.”

chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo chuyên gia, không như những đối thủ có mức chi phí thấp, những nhà máy Trung Quốc có máy móc chuyên dụng và nhiều nhà khai thác với kinh nghiệm cần thiết để sản xuất vải một cách liền mạch và những loạt hàng dệt may khác có giá trị cao hơn. Pravin Rangachari đến từ Haggar – một nhà sản xuất quần cho nam giới hàng đầu, không có dự định rời khỏi các nhà máy sản xuất vải tự động cao cấp ở Trung Quốc, nơi mà ông nhận thấy rằng “rất cạnh tranh”. Ông nói thêm rằng việc tuân thủ luật lao động trẻ em là rất quan trọng ở Trung Quốc – điều mà nhiều thị trường khác không có được.

Thị phần của Trung Quốc ở những thị trường nhập khẩu đồ may mặc lớn như Nhật Bản và châu Âu đã giảm từ năm 2010, bởi họ đã có được các sản phẩm giá rẻ hơn được sản xuất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, thị phần của đại lục ở thị trường nhập khẩu đồ dệt may lớn nhất châu Á đã tăng vọt bởi rất nhiều xưởng may trên vẫn phải mua vải từ quốc gia này. Chẳng hạn, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi lên mức 50% từ năm 2005 đến 2017. Kết quả là dù vai trò “thống trị” của Trung Quốc ở ngành công nghiệp này đã bị phai mờ dần, nhưng vẫn là thị trường trọng yếu của những “ngóc ngách” quan trọng.

Đối với ngành công nghiệp ô tô, chuỗi cung ứng có cả quy mô địa phương và quy mô toàn cầu. Hau Thai-Tang, giám đốc đứng đầu chuỗi cung ứng của Ford, cho hay: “Ngoài trừ giắc cắm trong cốp xe – tất cả đều đến từ Trung Quốc, chúng tôi đã có chuỗi cung ứng toàn cầu đã đến từ nhiều nơi khác nhau trong một thời gian dài.” Ông nhận thấy một xu hướng khu vực hoá mạnh mẽ hơn đang đến với 3 mạng lưới “trục bánh xe và nan hoa” (hub-and-spoke): Mexico là “nan hoa” giá rẻ cho Mỹ, Đông Âu và Morroco cho Tây Âu, Đông Nam Á và Trung Quốc cho châu Á.

Một nguyên nhân của xu hướng khu vực hoá là thị trường Mỹ đang tách khỏi xu thế toàn cầu, theo lập luận của Kristin Dziczek của Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Mỹ, một đơn vị nghiên cứu của ngành này. Chính quyền ông Trump đã bác bỏ quy định về carbon và đi ngược lại với quy định thúc đẩy sử dụng các phương tiện thiết kiệm nhiên liệu hơn dưới thời Obama. Người dân Mỹ ngày càng ưa chuộng những chiếc xe bán tải và xe thể thao đa dụng – các loại xe tốn xăng bị những nơi khác trên thế giới tẩy chay. Điều này có tác động khá lớn. Chẳng hạn, Ford đã quyết định loại bỏ hoàn toàn dòng xe sedan (limousine) ở thị trường Mỹ, còn GM rời khỏi châu Âu và củng cố hoạt động tại Bắc Mỹ.

“Tạm biệt” Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô đã đầu tư mạnh tay để đưa Mexico trở thành một cơ sở xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu ô tô tại đây đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010, đạt gần 50 tỷ USD vào năm ngoái. Những lý do chính không phải là NAFTA gần như bị loại bỏ hay chi phí lao động thấp hơn, mà là bởi 48 hiệp định thương mại tự do của Mexico với các quốc gia khác cho phép họ xuất khẩu ô tô sang gần 1 nửa thị trường thế giới mà không bị áp thuế. Các nhà sản xuất ô tô đã nối lại đường cung ứng để tận dụng lợi thế. Xuất khẩu ô tô của Mexico sang Đức chứa gần 40% linh kiện của Đức, trong khi những hãng xuất khẩu qua biên giới phía bắc có hơn 70% linh kiện của Mỹ.

chuỗi cung ứng toàn cầu

Thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc cũng đẩy chuỗi cung ứng của ngành sản xuất ô tô trở nên “khu vực hoá” hơn nữa. Nhà điều hành chuỗi cung ứng cấp cao tại một nhà sản xuất ô tô toàn cầu cho hay: “Cuối cùng chúng tôi cũng sẵn sàng để rời khỏi Trung Quốc.” Công ty của ông đang cân nhắc về việc chuyển nguồn cung ứng cho thị trường toàn cầu từ Trung Quốc sang Ấn Độ, nhưng nhận thấy Ấn Độ lại là nơi “không đáng tin cậy”. Họ nghĩ về việc phân chia khâu sản xuất giữa Ấn Độ và Mexico nhưng nhận thấy cơ sở cung ứng có thể sẽ làm mất quy mô kinh tế. Ông cho biết người chiến thắng ở đây sẽ là Mexico.

Một yếu tố dài hạn có thể làm đảo lộn chuỗi cung ứng là điện khí hoá. Viện Điện Edison, một trung tâm nghiên cứu, ước tính rằng tỷ lệ xe điện (EVS) trong doanh số bán xe mới của Mỹ sẽ tăng 2% trong năm 2018 và hơn 20% trong năm 2030. Điều này có thể làm giảm đáng kể hoạt động giao thương của nhiều loại linh kiện, bởi các bộ phận chuyển động của EVS ít hơn rất nhiều so với ô tô thông thường. Ford tính toán rằng việc chuyển sang sử dụng xe điện sẽ làm giảm giá trị gia tăng của các nhà sản xuất ô tô có thương hiệu từ 30% xuống 10%.

Quốc gia đổi mới

Một nửa công suất sản xuất thiết bị điện tử của thế giới đều dựa vào đại lục. Điểm mạnh của Trung Quốc còn vượt xa quy mô tuyệt đối, đạt tới sự đa dạng và tinh tế của sản phẩm. Tốc độ đổi mới phần cứng ở vùng đồng bằng Châu Giang thậm chí còn nhanh hơn cả Thung lũng Silicon. Bởi vậy, đó là sự pha trộn độc đáo của quy mô và cả sự nhanh nhẹn. Đây là lý do tại sao hầu hết những “gã khổng lồ” công nghệ trên thế giới đều đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Chi phí gia tăng khiến một số công ty điện tử cân nhắc di dời khỏi nơi này từ cách đây vài năm. Đáng chú ý nhất là Samsung đã xây dựng một tổ hợp sản xuất smartphone rất lớn ở Việt Nam. Hiện tại, những rủi ro chính trị liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc, đặc biệt là động thái tẩy chay Huawei của Mỹ, đang khiến những công ty khác cân nhắc việc rời đi. GoPro cũng chuyển phần lớn hoạt động sản xuất sang Mexico. Stanley Black & Decker – nhà sản xuất dụng cụ, cũng chuyển hoạt động sản xuất của thương hiệu Craftsman trở về Mỹ. Ericsson của Thuỵ Điển đang mở rộng quy mô sản xuất ở Mỹ, khi doanh số bán các thiết bị viễn thông 5G được dự đoán là sẽ bùng nổ.

Ngược lại, nhiều công ty đang nhận thấy rằng việc rời khỏi Trung Quốc lại không hề dễ dàng. John Kern là đứng đầu chuỗi cung ứng của Cisco, công ty thiết bị viễn thông Mỹ. Do nỗi lo ngại của khách hàng tại Mỹ và Ấn Độ – những đối tượng không ưa chuộng nguồn sản xuất đến từ Trung Quốc, họ đã nâng cấp các hoạt động sản xuất tại Mexico. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng trên toàn cầu mà không có mối lo tương tự. Ông cho biết Trung Quốc là một cơ sở sản xuất lớn cho Cisco và “vẫn sẽ như vậy trong nhiều năm tới.”

George Yeo đến từ Kerry Logistics đã nhận thấy khoản đầu tư của các khách hàng vào Đông Nam Á đang tăng dần. Việt Nam và Campuchia là những nơi hưởng lợi nhiều nhất, ông nhận định. Nhưng năng suất lao động là một vấn đề lớn trong khu vực, và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Phần lớn khoản đầu tư mà ông nhận thấy đang chảy vào các ngành có xu hướng thâm dụng lao động như dệt may. Trong ngành điện tử, ông Yeo cho rằng động thái di dời chỉ giới hạn đối với cơ sở sản xuất sản phẩm chất lượng thấp. Ông nói: “Nhờ có tự động hoá và giá trị gia tăng cao, Thâm Quyến vẫn là một vị vua.”

Nghiên cứu về 3 lĩnh vực này đã cho thấy một con đường gập ghềnh, lộn xộn từ xu thế toàn cầu hoá. Khiến thách thức này trở nên khó khăn hơn, những ông chủ của các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với mối đe doạ kép. Họ không chỉ phải làm cho chuỗi cung ứng ngắn lại, mà còn phải đẩy nhanh tốc độ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here