Remitly – startup kỳ lân cung cấp dịch vụ chuyển tiền

Mới đây, ngày 10/7/2019, Remitly – một trong những startup cung cấp dịch vụ chuyển tiền vừa công bố vòng gọi vốn thành công với 220 triệu đô và trở thành một startup kì lân được định giá 1 tỷ đô.

Remitly: Startup chuyển tiền đối thủ mới đáng gờm của Western Union ?

Remitly: Startup chuyển tiền đối thủ mới đáng gờm của Western Union ?

Matt Oppenheimer, 37 tuổi, khởi nghiệp với Remitly vào năm 2011 sau khi triển khai dịch vụ mobile banking và internet banking cho Barclays tại Kenya. Anh kêu gọi kỹ sư Shivaas Gulati và Josh Hug, hai sáng lập viên của startup mới đây đã bán cho Amazon tham gia công ty. Ban đầu, họ tập trung vào một thị trường, giúp người nhập cư sống ở Mỹ gửi tiền về Philippines. Ngày nay, công ty có thể giúp khách hàng chuyển tiền mặt từ 16 quốc gia phát triển như Mỹ, Anh và Úc tới các nước đang phát triển như Mexico, El Salvador và Rwanda.

Giống như hầu hết các startup công nghệ, Remitly ứng dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí. Công ty không có các cửa hàng dịch vụ. Ban đầu các khách hàng chỉ có thể chuyển tiền qua mạng tới các đối tác của Remitly tại các nước đang phát triển. Công ty kiếm tiền bằng cách thu phí giao dịch và phí quy đổi ngoại tệ. Mức phí này khác nhau ở các quốc gia khác nhau, nhưng trung bình, Remitly thu 1.5% số tiền giao dịch.

Western Union, công ty chuyển tiền sở hữu nhiều chi nhánh với lợi nhuận đạt 852 triệu đô năm ngoái thường thu 5% số tiền giao dịch. Trong 3 năm qua, doanh thu của Remitly tăng trưởng hàng năm ở mức gần 100%, đạt mức 80 triệu đô năm 2018 và trở thành 1 gương mặt trong danh sách 50 công ty Fintech hàng đầu do Forbes bình chọn.

CEO và là người sáng lập Matt Oppenheimer trả lời trong một cuộc phỏng vấn cho biết họ sẽ sử dụng số tiền gọi vốn để tiếp tục đà tăng trưởng của mình cũng như nắm bắt những cơ hội mới cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nhập cư và di cư – là tập khách hàng chính của startup này.

Remitly

Số tiền này sẽ được rót vào dưới hình thức vốn chủ sở hữu và tiền vay, đặc biệt trong đó 135 triệu USD của Qũy đầu tư Generation Investment Management và 85 triệu đô tiền vay của Barclays, Bridge Bank, Goldman Sachs và Ngân hàng Thung lũng Silicon, Owl Rock Capital, Princeville Global, Prudential Financial, Schroder & Co Bank AG và Công ty Top Tier Capital Partners; và các nhà đầu tư trước đó là: DN Capital, Naspers’ PayU và Tập đoàn Stripes cũng tham gia vào vòng gọi vốn này.

Oppenheimer cho biết số vốn đầu tư sẽ được dùng để mở rộng việc kinh doanh chuyển tiền nhưng chủ yếu để đầu tư vào những dịch vụ mới mà công ty chú trọng. Trong khi đó, số tiền vay sẽ dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng của các dịch vụ gửi tiền nhanh. “Khách hàng có thể mang tiền đến gửi, nhưng chúng tôi cũng có thể hỗ trợ khách hàng bằng cách cho ứng trước khoản tiền cần chuyển nhanh, và đó là lý do mà chúng tôi muốn có đủ khả năng và tín dụng để triển khai hoạt động đang phát triển nhanh chóng này”, Oppenheimer cho biết về kế hoạch sử dụng khoản vay.

Hiện tại, Remitly đang triển khai dịch vụ gửi tiền tại 16 nước và nhận tiền tại 44 nước, điều hành khoảng 700 “chi nhánh” – các công ty liên kết hỗ trợ gửi tiền dễ dàng thông qua online hoặc điện thoại cho các khách hàng cá nhân chuyên biệt hóa theo từng địa phương.

Với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 100%, Oppenheimer – một cựu nhân viên ngân hàng Barclays muốn tiếp tục đà tăng trưởng này bằng cách phát triển thị trường đang hiện hữu và các thị trường mới nổi mà công ty đang mở rộng gần đây.

Kế hoạch đa dạng hóa là không đáng ngạc nhiên. Thị trường chuyển tiền đang bị phân khúc và hơn thế – với sự gia tăng của điện thoại thông minh đã kết nối người dùng từ các địa điểm bán lẻ thực tế – các công ty như Western Union (chiếm chưa đến 20% thị trường hiện nay) và các công ty khởi nghiệp lớn hơn như TransferWise cũng ngày càng chú ý đến các thị trường mới nổi cũng như các khái niệm hoàn toàn mới như sử dụng blockchain để chuyển tiền cũng có khả năng phá vỡ những kẻ gây rối.

Điều này có nghĩa là chi phí chuyển tiền của những người di cư và nhập cư tại các thị trường đó khá cạnh tranh, ngược lại sẽ gây ra cú đánh vào lợi nhuận của các công ty chuyển tiền. Bản thân Remitly cũng phải đưa ra các chính sách đa dạng hóa mức phí tại các thị trường khác nhau dựa vào nhu cầu, ví dụ gửi tiền từ Anh về Kenya được miễn phí nếu bạn sử dụng tài khoản MPESA, dĩ nhiên chi phí sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng phương thức khác.

Oppenheimer từ chối tiết lộ chi tiết các dịch vụ tài chính mới cho đến khi ban hành. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu nhưng bạn cứ tưởng tượng rằng những người di cư và nhập cư và những thách thức mà họ phải đối mặt khi tới một đất nước mới. Thật là khó khăn khi bạn không thể sử dụng dịch vụ tài chính: làm thế nào để bạn có thể vay vốn? Làm thế nào để bạn mở tài khoản ngân hàng? Dịch vụ quản lý tài sản hay bảo hiểm thì sao?….Đó là một góc nhìn chiến lược. Ý tưởng là làm thế nào để thay đổi cuộc sống của người di cư và nhập cư và gia đình của họ?”.

Ý tưởng này đã giúp Remitly thành công trong vòng gọi vốn này. Quỹ đầu tư Generation có sứ mệnh đầu tư vào sự phát triển bền vững. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là không chỉ là sức khỏe của hành tinh hay nhân loại mà dưới các hình thức giúp cải thiện cuộc sống của mọi người. Dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển là một lĩnh vực mà Quỹ này đang quan tâm. Lucia Rigo, giám đốc phụ trách kêu gọi vốn của Quỹ Generation đã tham gia ban điều hành của Remitly cho biết đã nghiên cứu về thị trường chuyển tiền và nhận thấy rằng Remitly là ứng cử viên sáng giá xét về sứ mệnh, hành trình, những số liệu và triển vọng của công ty này.

“Những người nước ngoài sinh ra và cư trú tại các nước phát triển là một phân khúc chưa được chú trọng nhiều. Ngày nay, có nhiều phương thức kỹ thuật số để gửi tiền, giúp giảm chi phí nhưng chúng ta cũng cần nghĩ rằng sự phát triển của các phương thức kỹ thuật số chỉ là giai đoạn đầu và các thị trường mới sẽ thúc đẩy và mở rộng tập khách hàng và các dịch vụ của Remitly”, Lucia cho biết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here