ShoeX – Làm giày từ bã cà phê và chai nhựa tái chế

Còn theo tiết lộ của ông Alex Chang – Giám đốc phát triển thị trường của Công ty Chin Li, đối tác gia công đế giày cho ShoeX, thì để sản xuất một cặp đế giày cần 12 cốc nhựa tái chế và 150gram bã cà phê.

Với những lợi thế cạnh tranh đang có cùng mức giá tối ưu – gần 2 triệu đồng, startup từng thành công gọi được 4 tỷ đồng trên chương trình Shark Tank mùa 2 – ShoeX, hy vọng sẽ chen chân được vào thị trường sneaker tầm trung đang bị thống trị bởi các thương hiệu quốc tế như Adidas, Converse, Reebok…

Dù đã khởi nghiệp được vài năm và từng lên Shark Tank gọi vốn vào năm ngoái, thậm chí còn vận động được 2 ‘cá mập’ Hưng và Linh đầu tư vào ShoeX 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần; nhưng trông Lê Thanh vẫn khá ngượng ngùng khi phải phát biểu trước đông người, như trong sự kiện ra mắt dòng sản phẩm mới – sneaker làm từ nguyên liệu chính là bã cà phê và nhựa tái chế vào ngày 22/8.

Tuy nhiên, trong kinh doanh, founder của ShoeX không ngượng ngùng chút nào. Khi nhận ra mình bị ‘lạc đường’, anh sẵn sàng bắt đầu đi một con đường mới mà thoạt trông chẳng liên quan gì đến mô hình kinh doanh cũ – dùng công nghệ ‘scan fit’ để “đo ni đóng giày” Tây cho khách hàng, từng xuất hiện ở Shark Tank.

Tìm hướng đi mới từ những bài học kinh nghiệm sau khi tham gia Shark Tank

Chắc chắn, việc tham gia Shark Tank mùa 2 mang tới cho Lê Thanh rất nhiều lợi ích, chứ không chỉ… 4 tỷ đồng.

Theo chia sẻ từ Lê Thanh với báo giới, thì có rất nhiều nguyên nhân khiến anh chọn sản xuất sneaker cho bước phát triển tiếp theo của ShoeX. Đầu tiên, trong chương trình Shark Tank, một trong những lý do Shark Dzung không chọn đầu tư cho ShoeX vì ‘anh thích giày sneaker chứ không thích giày Tây’, nên Lê Thanh nảy ra ý nghĩ phải sản xuất một đôi giày sneaker sang trọng như giày Tây, làm sao có thể chinh phục được cả Shark Dzung.

Thứ hai, trong quá trình tham gia cùng ShoeX sau khi rót vốn, Shark Linh thường nói với Lê Thanh là ‘mình phải tạo ra một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, mang bản sắc Việt Nam nhưng đủ chuẩn chất lượng vươn ra thế giới. ShoeX hãy đi xa hơn, đừng quanh quẩn ở Việt Nam!”.

Thứ ba, như founder này thú nhận, khi bắt đầu khởi nghiệp với giày Tây, có lẽ anh đã đi lạc, vì ‘Việt Nam là quê hương của những đôi giày sneaker nổi tiếng thế giới, chứ không phải giày Tây’. Thêm nữa, như chúng ta nhớ, khi phát sóng, lý do chính mà cả Shark Dzung và Shark Phú không đầu tư cho mô hình ‘đo ni đóng giày’ Tây sử dụng công nghệ 4.0 của ShoeX là ‘vì tăng trưởng thấp’, mà nói như Shark Phú ‘nếu một startup chỉ tăng trưởng 10% mỗi năm thì phải có vấn đề ở đâu đó”.

Công nghệ là đã cũ trên thế giới, nhưng khi áp dụng vào thực tế tại Việt Nam không dễ dàng

Xác định được phương hướng phát triển quan trọng, nhưng triển khai chúng như thế nào cũng quan trọng không kém. Sau nhiều thời gian cân đo đong đếm, cuối cùng Lê Thanh chọn xu hướng thời trang bền vững – thân thiện môi trường mà nhiều nhãn hàng thời trang lớn trên thế giới đang đi theo như Levi’s hoặc H&M.

Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường là một vấn đề hết sức nhức nhối và chúng ta vẫn chưa có những giải pháp rốt ráo để giải quyết nó. Là một người trẻ làm trong lĩnh vực thời trang, tôi và ShoeX có trách nhiệm phải cân bằng giữa tính thời trang và tiện dụng với môi trường, dùng công nghệ để giúp ngành thời trang không những không làm ô nhiễm môi trường mà còn bảo vệ môi trường“, Lê Thanh cho biết.

Tuy nhiên, xu hướng thời trang bền vững cũng có trăm nghìn cách thể hiện, vậy dòng giày mới của ShoeX sẽ ‘hát theo điệu nào’?

Thật ra, công nghệ sản xuất sợi vải từ bã cà phê có từ những năm 2013, chứ không hề mới. Chỉ là, chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển thêm việc làm đế giày từ bã cà phê cùng nhựa tái chế, để có một đôi sneaker hoàn chỉnh làm từ bã cà phê.

Ngoài ra, chúng tôi chọn bã cà phê làm vật liệu sản xuất giày sneaker vì Việt Nam chính là một trong những thủ phủ cà phê của thế giới“, Lê Thanh chia sẻ.

Cách đây không lâu, trên các phương tiện truyền thông Việt Nam đã rộ lên thông tin về startup sản xuất giày sneaker từ bã cà phê của 2 chàng trai người Việt tại Phần Lan tên là Jesse Trần Bảo Khánh và Chủ Hoàng Sơn. Theo tiết lộ từ cặp đôi founder này, thì để làm ra một đôi sneaker mang thương hiệu Rens, họ cần 300gram bã cà phê (tương đương 21 cốc cà phê) và 6 chai nhựa tái chế dung tích 500ml.

Còn theo tiết lộ của ông Alex Chang – Giám đốc phát triển thị trường của Công ty Chin Li, đối tác gia công đế giày cho ShoeX, thì để sản xuất một cặp đế giày cần 12 cốc nhựa tái chế và 150gram bã cà phê.

Như đã nói ở trên, dù Việt Nam là ‘thủ phủ’ gia công cho các công ty giày sneaker nổi tiếng nhất thế giới, nhưng để tạo ra một sản phẩm sneaker chất lượng mang thương hiệu Việt, Lê Thanh cùng các cộng sự đã gặp rất nhiều khó khăn.

Do ShoeX sản xuất với số lượng ít, các công ty tại Việt Nam chỉ chịu cung cấp nguyên vật liệu, chứ ít doanh nghiệp chịu nhận hoàn thành các chi tiết hoàn chỉnh cho đôi giày của startup này. Thậm chí có công ty còn nói thẳng: họ không nhận đơn hàng có giá trị dưới 1 triệu USD/năm.

Founder Lê Thanh đang test sản phẩm trực tiếp tại buổi ra mắt.

May mắn là chúng tôi đã gặp được công ty đến từ Đài Loan Chin Li – nhà cung ứng đế giày cho Nike – Adidas, có ông chủ người Đài và vợ người Việt. Sau khi nghe chúng tôi trình bày ý tưởng của mình, vợ chồng ông bà chủ đã đồng ý hợp tác, mặc dù với công suất sản xuất 300 ngàn đôi giày/tháng, họ đã nhận đủ đơn hàng.

Ông bà chủ Chin Li xem trọng ý tưởng cũng như hoài bão của chúng tôi và muốn đồng hành cùng chúng tôi đi ra Đông Nam Á hoặc sau này là cả thế giới. Họ nói, với ShoeX, đơn hàng bao nhiêu họ cũng nhận“, Lê Thanh kể.

Hiện tại, ShoeX vẫn đang liên hệ với các chuỗi và công ty cà phê tại Việt Nam để bàn về vấn đề thu gom bã cà phê. Tại Đài Loan, các công ty sản xuất vải sợi từ bã cà phê được Starbuck cung cấp nguyên vật liệu miễn phí.

Với sự hợp tác giữa ShoeX và Chin Li, sau thời gian nghiên cứu, Chin Li đã có thể sản xuất đế giày từ bã cà phê và nhựa tái chế cho mẫu sneaker ShoeX, còn phần thân phía trên vẫn phải nhập vải sợi làm bằng bã cà phê của Starbuck từ Đài Loan – bởi Việt Nam vẫn chưa sản xuất được. Tỷ lệ bã cà phê so với các vật liệu tái chế khác trong đôi sneaker của ShoeX chiếm khoảng 20%.

Chất lượng – thiết kế của dòng sản phẩm mới có thể cạnh tranh với các ông lớn như Nike, Adidas

Startup giày ShoeX hậu Shark Tank mùa 2: Làm giày từ bã cà phê và chai nhựa tái chế, giúp khử mùi, kháng khuẩn, chặn tia UV, không thấm nước, cạnh tranh sòng phẳng với Nike, Adidas... - Ảnh 4.

Với rất nhiều gian truân như thế, mức giá khá mềm 1.929.000 đồng cho sản phẩm mới này mà ShoeX đưa ra là một bất ngờ.

Con số nói trên có ý nghĩa là đôi giày mới này của ShoeX có thể sử dụng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, phù hợp với việc đi chơi, đi làm và cả luyện tập nhẹ.

Có thể nói, với mức giá như thế này chúng tôi vẫn chưa có lời trong thời gian đầu, nhưng khi số lượng – volume bán ra thị trường đủ lớn, chúng tôi sẽ thu lại được lợi nhuận. Nói chung, chúng ta phải đánh đổi giữa việc bán đắt – hàng chậm – không lỗ nhưng công ty dậm chân tại chỗ hay bán giá tốt – hàng đi nhanh và nhiều – không lời thời điểm ban đầu nhưng sẽ tốt dần lên sau khi có thị trường“, founder ShoeX nhận định.

Startup giày ShoeX hậu Shark Tank mùa 2: Làm giày từ bã cà phê và chai nhựa tái chế, giúp khử mùi, kháng khuẩn, chặn tia UV, không thấm nước, cạnh tranh sòng phẳng với Nike, Adidas... - Ảnh 5.

Lê Thanh cho rằng, ShoeX sẽ nhanh chóng chạm đến ngưỡng hòa vốn và có lời với dòng sản phẩm này bởi họ tin vào chất lượng của nó cũng như những lợi thế cạnh tranh đặc biệt; ngoài tính thân thiện với môi trường của nó.

Thế nên, trong 1 năm, họ cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm nếu chúng xảy ra bất cứ vấn đề gì và hoàn tiền nếu khách hàng chưa sử dụng sản phẩm. Ngoài tính khử mùi, kháng khuẩn, chặn tia UV, nhanh khô và không thấm nước; vì là ‘con lai’ giữa sneaker và giày Tây, dòng sản phẩm mới của ShoeX đa năng hơn các dòng giày Tây truyền thống hoặc sneaker hiện đại như Nike hoặc Adidas.

Dù vậy, việc dòng sản phẩm này mới này mới chỉ có một mẫu duy nhất với 4 màu khác nhau có thể gây khó dễ cho tham vọng của ShoeX.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here