SoftBank một mực bảo vệ chiến lược tổng thể giờ phải gánh thua lỗ

Trong quý 2, khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của SoftBank lên tới 704,4 tỷ yên (6,4 tỷ USD) – cao hơn rất nhiều so với dự báo của giới phân tích.

Con số thua lỗ trên là hệ lụy từ một giai đoạn “bất ổn” của SoftBank khiến CEO Masayoshi Son phải lên tiếng nhận lỗi. Vị CEO này cũng đối mặt với chỉ trích về những cam kết của mình với các startups được cho là thiếu mô hình có thể ra tiền.

“Đây là khoản lỗ trong quý lớn nhất mà chúng ta phải gánh chịu kể từ khi thành lập”, ông Son thừa nhận trong phát biểu sau công bố số liệu.

 SoftBank

“Quyết định đầu tư của tôi là tệ hại theo nhiều cách. Tôi rất lấy làm tiếc về những điều đó”, vị CEO nói thêm.

Tuy nhiên, ông Son vẫn một mực bảo vệ chiến lược tổng thể mà ông đề ra, trong đó sẽ tiếp tục “dấn thân” vào startup chia sẻ văn phòng WeWork và khẳng định cổ lợi nhuận trên cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng.

Đó không phải 1 cơn bão, mà chỉ là những cơn sóng nhỏ thông thường, ông Son khẳng định. “Tầm nhìn của chúng ta là không đổi và chiến lược cũng vậy. Chúng ta cần tiếp tục tiến lên”.

SoftBank cho biết khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2019 của Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) và Quỹ Delta Fund lên tới 572,6 tỷ yên và nguyên nhân chính là sụt giảm giá trị đầu tư vào Uber, WeWork và 3 công ty liên kết. Nhìn chung, lãi ròng của SoftBank trong quý 2 và quý 3/2019 giảm 49,6% còn 421,6 tỷ yên.

Ngừng đầu tư xây mới 

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng kết quả kinh doanh trên của SoftBank là “không quá tệ”.

 SoftBank

“Việc bạn phản ứng ra sao với con số hoạt động trong quý còn tùy thuộc vào ‘phong cách’ đầu tư, thời gian đầu tư ngắn hay dài, Seiichi Suzuki, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Viện Nghiên cứu Tokai Tokyo nhận định.

“Rất khó để đưa ra phán quyết chóng vánh về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp”, Suzuki nói thêm.

SoftBank không công bố báo cáo triển vọng hoạt động cả năm 2019 cũng như đến hết quý 1/2020, tuy nhiên chưa thể khẳng định cổ phiếu của các startups mà SoftBank rót vốn sẽ tiếp tục trượt dốc.

Tháng trước, SoftBank cho biết sẽ bơm thêm hàng tỷ USD vào WeWork – startup từng được coi là kỳ lân sáng giá với giá trị vốn hóa đạt 47 tỷ USD hồi đầu năm.

WeWork sau đó trở thành mối lo ngại với nhà đầu tư khi startup này hủy chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Startup này đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư với khả năng nhà đồng sáng lập Adam Neumann sẽ “bật bãi” với thỏa thuận trị giá hơn 1,5 tỷ USD.

Ông Son khẳng định SoftBank không phải “con thuyền đang chìm” nhưng bản ông cũng ý thức được nhiều điều từ sự việc trên.

“Tôi muốn nói rõ rằng các công ty được SoftBank rót vốn phải là những doanh nghiệp ‘tự lập’. Chúng tôi sẽ không đầu tư thêm để cứu vớt công ty nào nữa. Còn WeWork là trường hợp ngoại lệ, tôi phải nói rõ điều này”, vị CEO nói.

Theo thỏa thuận được công bố tháng trước, SoftBank sẽ rót thêm khoảng 9,5 tỷ USD vào WeWork. Theo đó, SoftBank sẽ nâng mức sở hữu cổ phần tại WeWork từ 29% lên 80% bố trí nhân vật quản lý cấp cao Marcelo Claure vào vị trí chủ tịch hội đồng quản trị.

Ra đời năm 2010, sàn chia sẻ văn phòng WeWork từng được xem là hình mẫu cho cuộc cách mạng bất động sản thương mại với các giao dịch chia sẻ văn phòng tại 111 thành phố ở 29 quốc gia. WeWork được ca ngợi là một trong những “địa chủ” lớn nhờ mô hình chia sẻ không gian làm việc linh hoạt, thời gian thuê ngắn hạn và thu gọn được các địa điểm làm việc.

softBank

Vốn hóa của WeWork đang “xuất huyết” và startup này phải huy động ít nhất 3 tỷ USD để trang trải tài chính từ nay đến hết năm.

Để cắt giảm chi phí, ông Son cho biết WeWork sẽ ngừng xây dựng các tòa nhà mới và bán các mảng kinh doanh không liên quan đến chia sẻ văn phòng. Bloomberg ngày 6/11 đưa tin, WeWork đang xem xét từ bỏ các văn phòng cho thuê tại ít nhất 6 địa điểm ở Hong Kong (Trung Quốc).

Đến nay, sự hiện diện của SoftBank tại Thung lũng Silicon tăng lên đáng kể khi Quỹ Tầm nhìn (100 tỷ USD) của hãng này đã rót vốn khủng vào các startup đình đám tại thung lũng này.

Tháng 7 vừa qua, tập đoàn này đã công bố kế hoạch xây dựng “Quỹ Tầm nhìn 2” cũng với mục tiêu tạo quỹ 100 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà với sáng kiến này. Sau thương vụ thất vọng của Uber hồi tháng 5, gần đây người ta hoài nghi về chiến lược đầu tư từng rất được ca ngợi của CEO SoftBank.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here