Start-up: khởi nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn bởi quy mô nhỏ

Vài năm gần đây, số lượng công ty khởi nghiệp Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, đa số cộng đồng start-up vấp phải khó khăn về tài chính. Thậm chí nhiều doanh nghiệp bị “xóa sổ” vì không thể tiếp cận nguồn vốn.

Vốn giống như mạch máu nuôi dưỡng doanh nghiệp, đặc biệt là start-up. Nhưng các công ty khởi nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn bởi quy mô nhỏ, thiếu minh bạch thông tin và rủi ro cao.

Vài năm gần đây, số lượng công ty khởi nghiệp Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, đa số cộng đồng start-up vấp phải khó khăn về tài chính. Thậm chí nhiều doanh nghiệp bị “xóa sổ” vì không thể tiếp cận nguồn vốn.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chưa tiếp cận được nguồn vốn. “Đây là con số lớn, đặc biệt với công ty khởi nghiệp. Bởi đa số họ là những người trẻ, sinh viên, không tài sản, mà chỉ có ý tưởng kinh doanh. Họ rất cần bệ đỡ nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng”, Chủ tịch VCCI – Tiến sĩ Tiến Lộc – nhận định.

Khởi nghiệp đồng nghĩa với rủi roVốn là mạch máu nuôi dưỡng công ty khởi nghiệp. Tài chính hạn hẹp là một trong những rào cản lớn, quyết định thành bại với họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Thay vì trông chờ vào ngân hàng, nhiều người khởi nghiệp huy động tài chính từ bạn bè, gia đình, vay lãi. Thậm chí, họ không muốn dự án “lớn” bởi khi trở thành công ty sẽ cần lượng vốn không nhỏ.

Nguyễn Thanh Lâm – chủ dự án kinh doanh bưởi Diễn – là một trong 5 mô hình tiềm năng của quận Bắc Từ Liêm. Anh chưa có ý định thành lập công ty vì không vay được vốn. Các bước thẩm định đã xong, nhưng ngân hàng không cho vay vì chưa có tài sản đảm bảo. Là người khởi nghiệp, anh từng thế chấp hết tài sản của gia đình.

Chia sẻ lý do dẫn đến thực trạng khó tiếp cận vốn, Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV – cho biết, công ty khởi nghiệp thường giới hạn quy mô gia đình, thiếu thông tin minh bạch, tài sản đảm bảo và phương án kinh doanh khả thi. Phần lớn người đứng đầu chưa nắm rõ thủ tục vay vốn, bảo lãnh về chính sách, sản phẩm, dịch vụ.

Về phía nguồn vốn, Giám đốc Qũy Phát triển DNNVV – Hoàng Thị Hồng nói rằng, ngân hàng hay tổ chức tín dụng rất khó hỗ trợ doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Vì bản chất khởi nghiệp là rủi ro, thiếu minh bạch, thiếu thông tin. Khi công ty phát triển bền vững, ngân hàng mới tham gia hỗ trợ, bằng cách lựa chọn những dự án tốt nhất.

Lối đi cho start-up Việt

Để thúc đẩy nguồn vốn cho SME, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng – cho rằng, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nỗ lực nhiều hơn. Doanh nghiệp cần minh bạch hóa thông tin, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực quản trị, đặc biệt có kế hoạch kinh doanh tốt để tiếp cận nguồn vốn được dễ dàng. Đồng thời, các ngân hàng phải nỗ lực hơn trong phát triển sản phẩm phù hợp, cải thiện phương thức chấm điểm tín dụng, có các gói tín dụng phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Cũng liên quan việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp, bà Hoàng Thị Hồng nói rằng, các quỹ phát triển SME không hỗ trợ đại trà, mà lựa chọn những dự án khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo. Vào giai đoạn đầu, start-up rất cần sự tham gia hỗ trợ từ những quỹ mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần.

“Để gọi vốn thành công từ các quỹ, ngoài tính minh bạch, thì ý tưởng khởi nghiệp phải cụ thể, từ đó đưa ra những phương án kinh doanh khả thi. Ngoài ra, người lãnh đạo doanh nghiệp phải đam mê, có khả năng quản trị tốt”, bà Hồng nhấn mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here